Tương lai bất ổn tại OpenAI sau vụ lật đổ CEO

Tương lai bất ổn tại OpenAI sau vụ lật đổ CEO

6 phút đọc

Ông Sam Altman có thể dễ dàng tìm được công việc mới ở Microsoft sau khi rời Công ty. Tuy nhiên, OpenAI lại chìm trong hỗn loạn khi thiếu đi người sáng lập của mìn

Khi mục tiêu lợi nhuận lên ngôi

Vào ngày 17/11, giới công nghệ được một phen bất ngờ khi OpenAI thông báo sa thải CEO kiêm nhà sáng lập Sam Altman. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy 2 tuần, “cha đẻ” của ChatGPT đã chính thức trở lại Công ty với vai trò Giám đốc Điều hành như trước đây.

Theo The Verge, sự trở lại của Sam Altman còn đi kèm với sự rời đi của 3 trong tổng số 4 thành viên hội đồng quản trị. Đây là những người đã đưa ra quyết định sa thải vị giám đốc trẻ, trong đó bao gồm cả nhà đồng sáng lập và trưởng nhóm khoa học của OpenAI là ông Ilya Sutskever.

Đáng chú ý, Microsoft giờ đây cũng có một chân trong ban quản trị nhưng chỉ được giữ vai trò quan sát và không có quyền bỏ phiếu đưa ra những quyết định đối với OpenAI. Hiện Microsoft đang nắm giữ 49% cổ phần trong mảng kinh doanh của công ty.

Trước đó, một số nguồn tin cho biết sự xung đột về định hướng phát triển đã khiến ông Sam Altman phải rời bỏ chiếc ghế CEO của mình. Theo đó, vị giám đốc đã đề ra nhiều kế hoạch nhằm thương mại hóa OpenAI, bao gồm việc tạo ra cửa hàng ứng dụng và các thiết bị áp dụng trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, dù OpenAI vẫn phải kiếm tiền để nghiên cứu và phát triển nhưng bản thân đơn vị này là một tổ chức phi lợi nhuận. Theo Forbes, nhiều người trong hội đồng quản trị đã bất đồng quan điểm với ông Altman và muốn công ty giữ vững định hướng phi lợi nhuận ban đầu.

Trong đó có ông Adam D'Angelo, nhà sáng lập của Quora, người gia nhập hội đồng vào tháng 4/2018. Vị này cho rằng OpenAI nên quan tâm nhiều hơn tới việc kiểm soát trí tuệ nhân tạo thay vì trở thành một doanh nghiệp lớn với lợi nhuận “khủng”.

Bên cạnh đó, nhiều nhân vật “cộm cán” khác từng có mặt trong hội đồng quản trị, bao gồm ông Sutskever, bà Tasha McCauley và bà Helen Toner, cũng có suy nghĩ tương tự. Họ muốn đề cao tính an toàn và vai trò của AI trong các vấn đề xã hội.

Ngay cả tỷ phú Elon Musk cũng cho rằng OpenAI đang không thực hiện đúng sứ mệnh của mình. Ông từng là một trong những người sáng lập tổ chức này vào năm 2015 nhưng đã rời đi vào năm 2018.

"OpenAI được tạo ra như một mã nguồn mở, một công ty phi lợi nhuận, sinh ra để làm đối trọng với Google. Tuy nhiên, giờ nó đã trở thành mã nguồn đóng và hoạt động vì lợi nhuận dưới sự kiểm soát của Microsoft", Elon Musk viết trên X.

Vào đầu năm nay, Microsoft đã tuyên bố đầu tư thêm 10 tỷ USD vào OpenAI. Không lâu sau đó, công ty đã tích hợp ChatGPT-4 vào Bing, hiện đã được đổi tên thành Copilot. Ngoài ra, Microsoft còn ứng dụng sâu công nghệ AI đối với các ứng dụng văn phòng như Word, Powerpoint và Outlook.

OpenAI bất ổn khi thiếu Sam Altman

Trả lời phỏng vấn của The Verge, ông Sam Altman cho biết bản thân đã cảm thấy tức giận khi được hội đồng quản trị của OpenAI mời quay trở lại làm việc. Tuy nhiên, sau khi nhìn nhận khoảng thời gian gắn bó với công ty cùng sự hết mình của những người cộng sự, Altman đã quyết định nhận lời.

Khi được hỏi về lý do thực sự của việc sa thải, vị giám đốc đã liên tục từ chối trả lời. Dẫu vậy, ông vẫn thừa nhận cơ cấu của hội đồng quản trị đang tồn tại một số vấn đề và cần một khoảng thời gian để khắc phục.

Trước đó vào ngày 20/11, khi nhận được tin giám đốc của mình bị sa thải, 740 người trong tổng số 770 nhân viên tại OpenAI đã cùng ký vào một lá đơn yêu cầu hội đồng quản trị công ty từ chức và khôi phục chức vụ CEO cho ông Sam Altman. Nếu đề nghị trên không được chấp thuận, họ sẽ đồng loạt nghỉ việc để chuyển tới Microsoft, bến đỗ mới của Altman vào thời điểm đó.

Nhiều lãnh đạo chủ chốt của OpenAI cũng đứng về phía ông Altman trên nền tảng X. Trong đó có Giám đốc vận hành Brad Lightcap và Giám đốc công nghệ Mira Murati. Kể cả ông Ilya Sutskever, người đưa ra quyết định sa thải trước đó, cũng bất ngờ lên tiếng ủng hộ và hứa sẽ tìm cách đưa Altman về lại công ty.

Trước các áp lực trên, những “ông lớn” đầu tư vào OpenAI như Microsoft, Thrive Capital, Sequoia Capital và Tiger Global cũng “đứng ngồi không yên”. Các đơn vị này đã lập tức đốc thúc OpenAI phục chức cho ông Sam Altman ngay sau đó.

Về HeyDevs

HeyDevs là nền tảng tìm việc IT thụ động đầu tiên ở khu vực APAC, giúp bạn xua tan những nỗi lo trong quá trình xin việc. HeyDevs cung cấp trải nghiệm tuyển dụng hoàn toàn mới, giờ đây bạn không cần phải nộp đơn xin việc, các công ty sẽ ứng tuyển vào bạn.

Với lập trình viên, HeyDevs cung cấp các tính năng đặc biệt như nút lệnh “sẵn sàng làm việc", hồ sơ ẩn danh, tạo hồ sơ với CV có sẵn với khả năng kết nối và trò chuyện với các nhà tuyển dụng được tích hợp sẵn trên nền tảng.

Với nhà tuyển dụng, HeyDevs cung cấp các công cụ hợp lý hóa quy trình tuyển dụng, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, với quy trình tuyển dụng được tinh giản đến mức tối ưu. HeyDevs cho phép công ty tiếp cận với nhóm ứng viên dồi dào, chất lượng và được xác minh danh tính, trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc, giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp.


BigCorp NewsHappening Around

Đăng ký nhận thông báo

Nền tảng tìm việc thụ động hàng đầu APAC

HeyDevs chỉ gửi những thông báo quan trọng về hộp thư của bạn.

hello
footer