Các thuật ngữ thông dụng nhất ngành Công Nghệ Thông Tin
32 thuật ngữ thông dụng nhất ngành Công Nghệ Thông Tin
Ngành CNTT (Công Nghệ Thông Tin) – IT (Information Technology) , là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải, thu thập thông tin và nhiều mảng khác liên quan. Mỗi ngành đều sẽ có những thuật ngữ riêng, bài viết hôm nay Chúng Ta sẽ cùng tìm hiểu giải thích về các thuật ngữ thông dụng trong ngành CNTT này.
Các định nghĩa về ngành CNTT
Ngành CNTT là gì?
Ngành CNTT (Công nghệ thông tin) là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology).
Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Các ngành CNTT cơ bản?
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu, xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.
Một số ngành CNTT cơ bản thông dụng thường gặp:
- Công nghệ phần mềm
- Quản trị hệ thống
- Chuyên ngành IoT
- Phân tích dữ liệu
- Khoa học Máy tính
- An ninh mạng
- Hệ thống thông tin kinh doanh
- Phát triển Game
- Quản lý dữ liệu
- Viễn thông
Các thuật ngữ ngành CNTT
Làm việc trong lĩnh vực CNTT, bạn sẽ gặp phải rất nhiều khái niệm chuyên ngành. Nếu không hiểu đúng về nó, bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình làm việc. Dưới đây là một số thuật ngữ chuyên ngành CNTT. Cùng tìm hiểu nhé.
Thuật ngữ ngành CNTT
- Algorithm – Thuật toán
Thuật toán là tập hợp các thao tác được sắp xếp theo một trình tự nhất định để giải quyết một bài toán hoặc một vấn đề cụ thể trên máy tính
2. Application – Ứng dụng
Ứng dụng (app) là một chương trình máy tính hoặc điện thoại được lập trình và thiết kế để thực hiện hoặc cung cấp một chức năng cụ thể cho người dùng.
3. Browser – Trình duyệt
Trình duyệt là một ứng dụng trên máy tính hoặc điện thoại cho phép bạn truy cập vào Internet
4. Bug – Lỗi phần mềm
Là những lỗi hay sai sót trong phần mềm hoặc hệ thống máy tính. Bug khiến phần mềm không hoạt động bình thường, hoặc không chính xác.
5. Cookies – tập tin
Là những tập tin mà một trình duyệt lưu trên ổ cứng máy tính của người dùng khi họ truy cập một trang web nào đó.
6. Cursor – Con trỏ
Vị trí hiện tại của con chuột trên màn hình máy tính của bạn được gọi là con trỏ
7. Database – Cơ sở dữ liệu
Là tập hợp cơ sở dữ liệu có liên quan đến nhau và được sắp xếp theo những thứ tự nhất định.
8. Debug – Sửa lỗi
Debug là quá trình tìm lỗi sai hay nguyên nhân gây ra lỗi làm ảnh hưởng đến hoạt động của chương trình/phần mềm, qua đó tìm cách sửa lỗi phù hợp (fix bug).
9. Encryption – Mã hoá
Mã hoá là phương pháp biến đổi thông tin từ định dạng bình thường sang dạng thông tin không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã.
10. Function – Hàm
Hàm là một đoạn gồm một hoặc nhiều câu lệnh, cho phép các lập trình viên phân tách cấu trúc chương trình thành nhiều phân đoạn khác nhau với mục đích riêng biệt.
11. File – Tập tin
File hay tập tin là dữ liệu do người dùng tạo ra trên máy tính dưới nhiều định dạng khác nhau. Ví dụ tập tin văn bản Word sẽ có định dạng .doc, bảng tính Excel sẽ có định dạng .xls.
12. Folder – Thư mục
Thư mục là nơi chứa các tập tin, nhằm mục đích phân loại và quản lý các tập tin.
13. Hardware – Phần cứng
Hardware hay Phần cứng là các bộ phận vật lý của một máy tính mà bạn có thể nhìn thấy và sờ được như ổ cứng, vi mạch máy tính, RAM, card màn hình, quạt, màn hình, bàn phím, chuột, dây cáp, v.v.
14. Hard Drive – Ổ cứng
Ổ đĩa cứng là một phần cứng của máy tính hoặc của một thiết bị điện tử dùng để lưu trữ dữ liệu.
15. HTML – Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
HTML là một ngôn ngữ được dùng để xây dựng cấu trúc và các thành phần của một website, ví dụ như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
16. Interface – Giao diện
Trong điện toán, interface là một biên giới chia sẻ giữa hai thành phần tách biệt của một hệ thống máy tính trao đổi thông tin.
Việc trao đổi có thể là giữa phần cứng và phần mềm, hay các thiết bị ngoại vi, giữa người dùng với phần mềm hoặc kết hợp của những thứ đó với nhau.
Một số thiết bị phần cứng máy tính có thể gửi và nhận dữ liệu thông qua giao diện như màn hình cảm ứng, trong khi một số khác chỉ cung cấp giao diện để gửi dữ liệu tới một hệ thống nhất định như chuột hay micro.
17. Network – Mạng máy tính
Mạng máy tính là một loại mạng viễn thông cho phép các thiết bị máy tính trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau qua các kết nối giữa các nút mạng chia sẻ tài nguyên được gọi là mạng máy tính.
18. Open Source – Mã nguồn mở
Mã nguồn mở là phần mềm có bộ mã nguồn cho phép bất cứ ai cũng có thể tải về sử dụng, sửa đổi hoặc thêm bớt một số tính năng, cập nhật khác.
Thông thường, các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực công nghệ sẽ phát hành miễn phí mã nguồn mở cho người dùng với mục đích riêng biệt.
19. Openrating System – Hệ điều hành
Hệ điều hành là một hệ thống quản lý tất cả các phần cứng và phần mềm của máy tính hoặc một thiết bị điện tử như điện thoại thông minh.
20. Program language – Ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình được dùng để viết ra các tập lệnh, từ đó tạo ra phần mềm cho máy tính hoặc điện thoại thông minh.
21. Source Code – Mã nguồn
Mã nguồn được biên soạn thành một chương trình máy tính dưới dạng văn bản và có thể đọc được.
Nó thường là một chuỗi ký tự và biểu tượng ngẫu nhiên.
22. Server – Máy chủ
Đây là một hệ thống máy tính được thiết lập để hỗ trợ cung cấp các dịch vụ mạng cho các máy tính khác và lưu trữ ở cùng một nơi.
23. Softwave – Phần mềm
Software hay Phần mềm là các chương trình được lập trình để giữ một nhiệm vụ hoặc chức năng nhất định trên máy tính hoặc trên thiết bị điện tử.
24. URL – Định vị tài nguyên thống nhất
URL là địa chỉ tham chiếu đến các tài nguyên web trên một mạng máy tính. Một URL hợp lệ chỉ có thể dẫn đến duy nhất một tài nguyên như trang HTML, tài liệu CSS hoặc tập tin PDF… và có thể dẫn đến những tài nguyên đã bị di chuyển hoặc bị xóa.
25. Virus – Mã độc
Virus là một đoạn mã làm hỏng dữ liệu và có thể làm hỏng hệ thống của máy tính, nó thường làm hỏng chương trình hoặc buộc chúng phải tắt.
26. Computer Anslyst – Nhà phân tích máy tính
Công việc của họ là nghiên cứu về hệ thống máy tính và những thay đổi có thể thực hiện được nhằm tạo ra các giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật và tính toán chi phí cũng như các rủi ro để các giải pháp này được phát triển thành công.
27. Computer Programmer – Lập trình viên
Lập trình viên là người sử dụng các ý tưởng và thiết kế của các nhà phát triển phần mềm để viết mã mà các máy tính có thể thực hiện.
Các lập trình viên viết một loạt câu lệnh, các hướng dẫn để máy tính thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
28. Thuật ngữ ngành CNTT: Database Administrator – Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu là ngành phụ trách việc quản trị các cơ sở dữ liệu hoặc/và vận hành các hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu để đảm bảo hệ thống luôn chạy ổn định, mang đến cho người dùng trải nghiệm truy cập tốt nhất.
29. Network Administrator – Quản trị mạng
Những người làm công việc quản trị mạng sẽ thực hiện thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống bảo mật để ngăn chặn tối đa sự tấn công từ bên ngoài như virus, hacker thông tin.
30. Softwave Developer – Lập trình viên phần mềm
Lập trình viên phần mềm là những người thiết kế, và xây dựng các ứng dụng hay phần mềm cho các máy tính. Họ phụ trách viết mã nguồn (source code) của phần mềm.
31. Software Tester – Nhà kiểm thử phần mềm
Công việc chính của tester là kiểm tra để phát hiện các lỗi đang tồn tại, đảm bảo chất lượng phần mềm trước khi giao sản phẩm cho khách hàng.
32. Web developer – Lập trình viên Web
Lập trình viên web là một lập trình viên máy tính chuyên về các việc được thực hiện trên website, như xuất bản website, và quản lý cơ sở dữ liệu trên website.
Về HeyDevs
HeyDevs là nền tảng tìm việc IT thụ động đầu tiên ở khu vực APAC, giúp bạn xua tan những nỗi lo trong quá trình xin việc. HeyDevs cung cấp trải nghiệm tuyển dụng hoàn toàn mới, giờ đây bạn không cần phải nộp đơn xin việc, các công ty sẽ ứng tuyển vào bạn.
Với lập trình viên, HeyDevs cung cấp các tính năng đặc biệt như nút lệnh “sẵn sàng làm việc", hồ sơ ẩn danh, tạo hồ sơ với CV có sẵn với khả năng kết nối và trò chuyện với các nhà tuyển dụng được tích hợp sẵn trên nền tảng.
Với nhà tuyển dụng, HeyDevs cung cấp các công cụ hợp lý hóa quy trình tuyển dụng, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, với quy trình tuyển dụng được tinh giản đến mức tối ưu. HeyDevs cho phép công ty tiếp cận với nhóm ứng viên dồi dào, chất lượng và được xác minh danh tính, trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc, giúp nâng cao hiệu quả tuyển dụng của doanh nghiệp.